Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng miền Trung của Việt Nam, nổi tiếng với những lễ hội truyền thống đa dạng và phong phú. Các lễ hội tại Thanh Hóa không chỉ là dịp để người dân và du khách có không gian thư giãn, vui chơi mà còn thể hiện những giá trị văn hóa, tâm linh, lịch sử của đất nước. Dưới đây là tổng hợp các lễ hội Thanh Hóa truyền thống từng tháng trong năm.
Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước Sầm Sơn
Lễ hội đền Độc Cước Sầm Sơn là lễ hội truyền thống trong văn hoá của ngư dân biển Sầm Sơn (Thanh Hóa). Lễ hội là dịp để dân làng thuộc thành phố Sầm Sơn nhằm tưởng nhớ công ơn Thần Độc Cước – người đã có công đánh đuổi loài quỷ đỏ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng. Bên cạnh đó, với các nghi lễ trong lễ hội, nhân dân cầu cuộc sống ấm no, tôm cá đầy khoang, mùa màng thắng lợi, du lịch phát triển.
Lễ hội Đền Độc Cước được tổ chức vào ngày 14-16/2 âm lịch hằng năm, với sự tham gia của đông đảo người dân trong vùng và du khách thập phương.
Lễ hội này cũng có 2 phần theo truyền thống, sau lễ dâng hương là các nghi thức cầu phúc, tế lễ. Sau đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc với các chủ đề biển đảo, ca ngợi quê hương đất nước.
Lễ hội Phủ Na, huyện Như Thanh
Lễ hội Phủ Na, huyện Như Thanh là một trong những lễ hội không thể thiếu được tổ chức vào dịp Tết. Cứ vào mùng 2 tết, người dân trong vùng và du khách thập phương lại cùng nhau hội tụ về đền Phủ Na xin lộc, cầu may, cầu tài, cho gia đình một năm sức khoẻ dồi dào. Khác với các lễ hội khách, lễ hội Phủ Na có thời gian kéo dài cỡ 2 tháng đầu năm. Đến tháng 8, lễ hội này lại được diễn ra thêm một lần nữa.
Đền Phủ Na cũng là nơi thờ nhiều vị thánh thần, trong đó phải kể đến Bà Triệu linh thiêng, mẫu Thượng Ngàn, công chúa Liễu Hạnh…
Ngoài việc xin lộc, cầu may mắn và bình an, du khách đến với di tích Phủ Na còn có thể thưởng ngoạn cảnh vật, mua các loại đặc sản của vùng miền núi như chè tươi, lá đắng, xin nước thánh… về cho bạn bè, người thân.
Lễ hội đền Sòng – ngày Thánh Mẫu hạ giới
Lễ hội Đền Sòng được tổ chức vào mùng 10 đến 26-2 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày 25 là chính hội, truyền thuyết xem đây là ngày Thánh Mẫu hạ giới.
Lễ hội đền Sòng Sơn nằm trong chuỗi hoạt động du lịch văn hóa tâm linh đã có từ lâu đời tại Thanh Hoá. Lễ hội đền Sòng được tổ chức nhằm mục đích gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng tinh thần đoàn kết và lan toả tình yêu, bảo vệ quê hương, đất nước; của nhân dân Thanh Hoá nói riêng và du khách tham gia lễ hội nói chung. Hy vọng, lễ hội sẽ ngày càng phát triển khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá.
Nếu có dịp về thăm Thanh Hoá, bạn hãy một lần trải nghiệm sự kiện này, vừa cầu tài, cầu lộc, lại vừa hoà mình vào các hoạt động có trong phần lễ và phần hội, với nhiều trò chơi và tiết mục nghệ thuật hấp dẫn.
Lễ hội đền Bà Triệu, Hậu Lộc
Lễ hội đền Bà Triệu, Hậu Lộc được tổ chức vào dịp 19/2 đến 22/2 âm lịch hàng năm tại khuôn khổ Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội được tổ chức giúp tôn vinh và nhớ ơn công lao to lớn của nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc. Di tích đền Bà Triệu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và trở thành điểm thu hút được đông đảo Nhân dân và du khách thập phương ghé thăm mỗi mùa lễ hội.
Bên cạnh những ý nghĩa về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống, lễ hội Đền Bà Triệu còn là dịp để huyện Hậu Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, lan toả và quảng bá về quê hương, truyền thống văn hoá và con người của quê hương với bạn bè, qua đó phát huy tiềm năng, thế mạnh, đóng góp vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nhất là kinh tế du lịch.
Lễ hội Mai An Tiêm giàu tính lịch sử, văn hóa
Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức vào ngày 12-14/3 âm lịch hàng năm, tại Đền thờ Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Lễ hội là dịp để nhân dân trong vùng và du khách tham gia để tưởng nhớ đến vị anh hùng Mai An Tiêm, ông là người có công khai phá, mở mang bờ cõi tại vùng phía Tây Thanh Hoá.
Lễ hội bao gồm 2 phần, phần Lễ gồm: Rước kiệu, dâng hương, lễ tế. Phần hội độc đáo với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa, tái hiện truyền thuyết về Mai An Tiêm; với sự tích quả dưa hấu,..
Lễ hội Lam Kinh – lễ hội nổi tiếng nhất xứ Thanh
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức 22 tháng 8 âm lịch hằng năm. Theo lịch sử kể lại, đây là ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại di tích Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá.
Đây là lễ hội mang đậm giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc với mục đích tưởng nhớ và tôn vinh vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, ông là người đã có công mở ra một triều đại phát triển thịnh vượng của nước ta.
Danh sách đầy đủ lễ hội truyền thống Thanh Hóa
Lễ hội Pôôn Pôông
- Địa chỉ: các bản vùng cao huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước…
- Thời gian tổ chức tham khảo: các ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy.
Lễ hội Cửa Đặt
- Địa chỉ: đền Cửa Đặt, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: đầu xuân, thường từ mùng 5 tháng Giêng đến đầu tháng 2 âm lịch.
Lễ hội rước kiệu vua Bà – Phủ Tía
- Địa chỉ: vùng Vân Cổn, xã Vân Sơn, Triệu Sơn, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: tháng 2 âm lịch hằng năm.
Lễ hội rước thần cá
- Địa chỉ: bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: mùng 8 tháng Giêng hằng năm.
Lễ hội Lê Hoàn
- Địa chỉ: thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: ngày 7 – 9 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội Mường Xia
- Địa chỉ: bản dân tộc Thái, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: 10/2 âm lịch hằng năm.
Lễ hội Thành Hoàng – làng Quần Thanh
- Địa chỉ: làng Quần Thanh, xã Khuyến Nông, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: ngày 10 tháng Giêng hằng năm.
Lễ hội Xuân Phả
- Địa chỉ: xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: đầu tháng 2 âm lịch.
Lễ hội Làng cổ Đông Sơn
- Địa chỉ: đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy – Trần Khát Chân, phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: tổ chức vào mùng 2 và mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm.
Lễ hội Mường Khô
- Địa chỉ: làng Muỗng Do, xã Điền Trung, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: mùng 10 tháng Giêng âm lịch.
Lễ hội đền Hàn
- Địa chỉ: xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
- Thời gian tổ chức tham khảo: tháng 6 âm lịch hằng năm.
Những lễ hội truyền thống hàng tháng trong năm tại Thanh Hóa không chỉ là cơ hội để người dân vui chơi giải trí mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, tâm linh, lịch sử của địa phương. Điều này tạo nên một nét đẹp độc đáo và thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan và tìm hiểu văn hóa đặc sắc của Thanh Hóa.
Đăng lần đầu: July 19, 2023 @ 10:00 am
Discussion about this post