Lễ hội Lam Kinh là một trong những lễ hội được tổ chức thường niên tại Khu di tích Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hoá mà không thể bỏ qua cho những ai yêu thích lịch sử, văn hóa và muốn khám phá những giá trị phi vật thể của Việt Nam. Để bạn có thêm những thông tin về Lễ hội Lam Kinh và có thể cân nhắc khi đến thăm Thanh Hoá vào dịp sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để khám phá nguồn gốc, thời gian tổ chức và xem lễ hội này có điểm gì hấp dẫn mà thu hút sự quan tâm của du khách trong tỉnh và thập phương tới vậy.
Lễ hội Lam Kinh tổ chức vào thời gian nào?
Lễ hội Lam Kinh thường được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội là sự kiện để nhân dân Thanh Hoá nói riêng và du khách thập phương tưởng nhớ vua Lê Lợi và công lao của các vị anh hùng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm. Thể hiện văn hoá truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Với những ai yêu thích lịch sử và muốn khám phá về di tích đặc biệt này thì tham gia lễ hội Lam Kinh sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Đặc biệt, Lam Kinh là một di sản phi vật thể được UNESCO công nhận, thể hiện giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc.
Lễ hội Lam Kinh không chỉ là nơi lưu trữ những nét độc đáo trong truyền thống và văn hóa của Thanh Hoá. Lễ hội còn giúp phát triển kinh tế và phát triển du lịch tại Thanh Hoá. Hằng năm, Lam Kinh thu hút sự quan tâm của hàng nghìn thập phương tụ về tham gia.
Cac hoạt động hấp dẫn trong lễ hội Lam Kinh
Cũng tương tự như những lễ hội khác, phần lễ được thực hiện theo đúng nghi thức cổ truyền, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại thời Lê với những màn biểu diễn cực kỳ hấp dẫn, trong đó phải kể đến: Màn biểu diễn đánh trống đồng và các loại trống da, rước cờ hội, rước kiệu. Bên cạnh đó là sự góp mặt của các hoạt động, nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.
Bên cạnh đó là các nội dung của phần hội là sự hội tụ của nhiều tiết mục nghệ thuật tái diễn các sự kiện như: Hội thề Lũng Nhai, Lê Lai cứu chúa, giải phóng thành Đông Quan, Vua Lê Thái Tổ đăng quang, Phát huy hào khí Lam Sơn…
Chưa hết, Lễ hội Lam Kinh còn là nơi quy tụ của nhiều trò diễn dân gian truyền thống xứ Thanh như: Xuân Phả, trò chiềng, múa Rồng, Bình Ngô, Sảnh Ngô, trống hội…
Đặc biệt nhất và thu hút sự quan tâm của nhiều du khách đến với lễ hội phải kể đến trò Xuân Phả (Đây tự hào là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia). Trò diễn đã tăng thêm tính đặc sắc cho lễ hội Lam Kinh với các điệu múa, hát, âm nhạc hay hoá trang cùng với những chiếc mặt nạ kỳ dị với những biểu tượng linh vật tượng trưng cho phẩm cấp quan lại phong kiến.
Tất cả hoạt động có trong lễ hội Lam Kinh cho thấy sức sống mãnh liệt, dẻo dai của các trò diễn trong du lịch văn hoá tâm linh và trong tinh thần của người dân tại Thanh Hoá. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội này là lời khẳng định Thanh Hóa là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá, một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, sống động.
Giới thiệu về di tích Lam Kinh – Thanh Hoá
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nổi tiếng tại Thanh Hoá. Lam Kinh cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lam Kinh được mệnh danh là quê hương đất tổ nhà Lê – nơi này đã sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lê Lợi là người đã kêu gọi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy và tạo chiến công vang dội. Thanh Hoá mảnh đất địa linh nhân kiệt, với những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.
Trong khoảng thời gian từ 1418 đến năm 1428, ông cha ta đã không nguôi ngoai tinh thần đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Sau khi cuộc đấu tranh dành được chiến thắng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long – Hà Nội lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm.
Cũng như nhiều triều đại tại Việt Nam trước đó, để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên và công lao của các vị vua chúa, anh hùng, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn, Thanh Hoá là nơi hương khói và an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn thời bấy giờ cũng được coi là “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô – Hà Nội. Đây là khu di tích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hoá tâm linh, và trở thành điểm du lịch hấp dẫn, không chỉ của nhân dân Thanh Hoá mà của cả dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống tạo nên dấu ấn của một vùng đất anh hùng. Đồng thời góp phần bảo tồn nền văn hoá của dân tộc của Thanh Hoá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hằng năm nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân. Từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh; tuyên truyền quảng bá, thu hút du khách thập phương về với di tích trọng điểm Lam Kinh, thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế – văn hoá – du lịch của tỉnh Thanh Hoá.
Đăng lần đầu: July 18, 2023 @ 8:38 am
Discussion about this post