Thanh Hóa nổi tiếng với cảnh vật thiên nhiên và các địa điểm du lịch khá đa dạng, độc đáo. Bên cạnh đó, những món ăn đặc sản tại xứ Thanh cũng là yếu tố tạo nên sự thu hút với khách du lịch khi đến đây. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu Top 10 đặc sản du lịch biển Thanh Hoá nhất định phải thử.
Nem chua
Nhắc đến Thanh Hoá là phải nhắc đến những chiếc nem chua hình trụ. Nem chua có thể ăn kèm với tương ớt cay, tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn. Điểm đặc biệt của nem chua Thanh Hoá là công thức chế biến gia truyền, thời gian ủ nem linh hoạt theo từng mùa, tạo nên vị chua vừa đủ.

Lần đầu thưởng thức nem chua Thanh Hoá, bạn sẽ phải say đắm với vị giòn, ngon của bì lợn, vị chua của thịt, vị cay của ớt, tỏi… Hoà quyện với vị nồng của lá đinh lăng tạo nên một hương vị ẩm thực ngon khó tả hấp dẫn du khách.
Mắm tép
Mắm tép Thanh Hóa là món ăn ngon nức tiếng gần xa. Chính vì vậy mà du khách khi đến với nơi đây đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn dân dã, đậm tình quê hương đất Thanh.
Mắm Tép Thanh Hóa sở hữu hương vị đậm đà, rất riêng, không giống với mắm tép của bất kỳ địa phương nào.
Mắm được làm từ những con tép tươi ngon béo ngậy, vị mặn của muối, mùi thơm của thính gạo. Bạn có thể mua mắm tép cho gia đình cùng thưởng thức, ăn kèm với nhiều món ăn khác để gia tăng độ ngon cho món ăn.

Chè Lam Phủ Quảng
Chè lam Phủ Quảng được chế biến từ gạo nếp cái hoa vàng Vĩnh Lộc trắng ngần, kết hợp hài hòa hương vị với những giọt mật mía Kim Tân ngọt sánh, mạch nha, lạc, gừng. Không dai mềm như chè lam ở các vùng khác, chè lam Phủ Quảng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa lại được biết đến với vị ngọt thanh, giòn giòn.
Chẻo nhệch
Chẻo nhệch là món ăn đặc sản biển nổi tiếng Nga Sơn, Thanh Hoá. Gỏi nhệch phải ăn miếng to vừa miệng, thì khi nhai sẽ cảm nhận được vị giòn giòn, hơi chát của các loại rau, tiếp đến là vị béo ngậy của chẻo, vị ngọt bùi dai giòn của gỏi cá, vị cay, nồng, thơm, nóng của gừng, xả, ớt… Chính vị ngọt mát, béo, bùi, lạ miệng khiến người ăn không bao giờ thấy chán.

Trước đây, gỏi nhệch là món ăn dân dã, chỉ gói gọn trong địa bàn huyện Nga Sơn, thế nhưng ngày nay, gỏi nhệch Nga Sơn đã xuất hiện nhiều trong các nhà hàng, quán ăn không chỉ ở Thanh Hóa mà cả Hà Nội, TP HCM… và trở thành đặc sản xứ Thanh.
Canh lá đắng
Canh lá đắng là món ăn quen thuộc, mang hương vị núi rừng Thanh Hoá. Đúng như tên gọi, món ăn này được chế biến bằng cách lấy cây lá đắng nấu canh. Chỉ vừa thưởng thức muỗng đầu tiên, vị đắng đã len lỏi vào trong miệng khiến cổ họng hơi tê nhẹ, bất giác làm ta phải rùng mình một cái. Dù đã nếm xong muỗng canh đầu tiên nhưng dư vị vẫn còn đọng lại trên lưỡi đăng đắng, đủ để khiến ta ngẩn ngơ mong muốn nếm lại lần thứ hai.
Nem nướng Thanh Hóa
Nem nướng đã trở thành thức quà được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh yêu thích. Nem nướng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến bước chế biến.
Để làm món nem nướng Thanh Hoá tại nhà cho cả gia đình thưởng thức, bạn nên chọn thịt lợn vừa mổ xong, còn hơi ấm và giật càng tốt. Đặc biệt, thịt mua về không được rửa, phải để ráo khô và ướp bằng bột canh thay vì nước mắm thì lúc gói nem mới không bị chảy nước. Nếu thịt ẩm ướt sẽ làm nem bị hỏng, có mùi chua, nhanh ôi thiu.

Bánh cuốn Thanh Hoá
Bánh cuốn Thanh Hóa có hương vị thơm ngon rất riêng không hề lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Lá bánh trong suốt, mỏng dính như tờ giấy nhưng lại dẻo dai không ngờ. Gói gọn trong lá bánh là nhân thịt băm, tôm, nấm hương, mộc nhĩ,… Thưởng thức bánh cuốn Thanh Hoá ăn kèm nước chấm chua ngọt, thêm chanh ớt sẽ để lại dư vị trong lòng người thưởng thức.
Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai đã không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên món bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa lại mang trong mình một bản sắc riêng, khiến bất cứ du khách nào đặt chân tới đây cũng đều muốn thử một lần.

Bóc bỏ lớp lá chuối, bạn sẽ ngửi thơm bùi của gạo nếp, mật mía, dầu chuối, nhân đậu xanh và đậm đà của thịt ruốc. Bánh gai Tứ Trụ có thể để ở nhiệt độ thường khoảng 1 tuần đối với mùa hè, mùa đông bánh sẽ để được lâu hơn khoảng 10 đến 15 ngày.
Bánh răng bừa
Bánh lá răng bừa Thanh Hóa hay còn có tên gọi khác là bánh tẻ. Chiếc bánh được làm theo hình thuôn dài, dẹp hai đầu và phình ra ở giữa giống như lưỡi nhỏ của chiếc răng bừa. Đây là một trong những đặc sản xứ Thanh gắn liền với điển tích có thật trong lịch sử nước Việt. Để tưởng nhớ công lao của vị vua Lê Đại Hành khi đã đích thân xuống ruộng cày bừa trong lễ hội đầu năm mà người dân làng đã làm nên chiếc bánh răng bừa để tiến vua.
Bánh đa

Mùi thơm, độ béo ngậy vừa đủ là thành phần đặc trưng không thể thiếu trong chiếc bánh đa. Vừng được rắc đều ngay trong lò bánh, kết dính và chín như đã được hấp bởi hơi nước của lò. Vừng vàng , chứ không phải là đen hay đã bóc vỏ, khi nướng bánh vừng chín lên tạo mùi thơm hấp dẫn, vị bìu khi ăn. Vừng được mua từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài tỉnh, nhưng lựa chọn được những hạt vừng làm bánh cũng phải rất cầu kỳ và cẩn thận.
Trên đây top 10 đặc sản biển Thanh Hóa mà bạn nên thử một lần khi có dịp về thăm biển Thanh Hoá. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều món ăn đặc sản Thanh hóa khác ở bài viết đầy đủ chi tiết này: https://dulichthanhhoa.org/mon-an-dac-san-thanh-hoa/ Chúc bạn và gia đình sẽ có chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa nhé!
Đăng lần đầu: June 28, 2023 @ 8:15 am
Discussion about this post