Lễ hội đền Nưa là hành trình đến với chốn tâm linh vốn được mệnh danh là huyệt đạo linh thiêng tại Thanh Hóa, được đứng trên đỉnh núi Nưa để thưởng ngoạn “cảnh Tiên” trùng điệp, quanh co, sâu thẳm và kỳ vĩ của vùng đất lịch sử huyền thoại Kẻ Nưa. Hãy cùng tìm hiểu về lễ hội đền Nưa – Am Tiên trong bài viết dưới đây.
Lễ hội đền Nưa tổ chức ở đâu Thanh Hóa?
Lễ hội đền nưa được tổ chức ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nằm trong địa danh nức tiếng thu hút nhiều sự quan tâm của du khách bốn phương. Đây vừa là nơi thờ Bà Triệu, lại vừa là một trong ba huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam.
Đền Nưa từ xưa đến nay được mệnh danh là vùng đất có truyền thống yêu nước với nhiêu di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.Nơi đây đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.
Đền Nưa – Am Tiên địa danh lịch sử, linh thiêng bậc nhất xứ Thanh
Nằm trên đỉnh Núi Nưa, quần thể Di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên bao gồm “Núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” gắn với lịch sử cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Địa danh lịch sử này như “chốn bồng lai tiên cảnh” nổi tiếng linh thiêng cả nước.
Đỉnh Núi Nưa, nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng, ngoài ra còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên. Những nơi này sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo. Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên. Đền Chúa Thượng Ngàn và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần, Hồ. Ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên.
Nguồn gốc của lễ hội đền Nưa
Năm 248, tại Ngàn Nưa, nữ tướng Triệu Thị Trinh đã chiêu mộ binh sĩ, phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Ngô, lập nên những chiến công lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Bắc.
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sau khi nữ tướng Triệu Thị Trinh qua đời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mỗi năm cứ mùng 9 tháng giêng, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội để ghi nhớ công ơn của Bà Triệu.
Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên là dịp để nhân dân trong vùng có dịp được ôn lại truyền thống hào hùng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, tìm lại bình yên của tổ quốc của dân tộc ta.
Đây cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển, quảng bá nét đẹp về đất và người xứ Thanh đến với nhân dân trong vùng nói riêng và nhân dân trên cả nước nói chung.
Thời gian diễn ra lễ hội đền Nưa là khi nào?
Lễ hội đền Nưa diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, lễ hội nhân dân các làng dâng mâm sơn trang để tế lễ. Ngoài tham gia lễ hội, du khách đến với đền Nưa còn có cơ hội vãn cảnh chùa, ngắm cảnh làng quê vùng sơn cước và thực hiện tín ngưỡng.
Hằng năm lễ hội được khai mạc rất trọng thể và trang nghiêm tại đền thờ Trần Khát Chân và kết thúc tại phủ Nưa. Lễ hội bao gồm Phần Lễ và Phần Hội
Phần Lễ diễn ra như sau:
Mỗi năm sẽ có một làng tiêu biểu được chọn để dâng lễ vật chính, cỗ rước bằng kiệu bát cống (8 người khiêng), với đủ loại hoa quả và bánh dày. Kiệu rước từ đền Trần Khát Chân được gọi là kiệu Ông; kiệu rước từ đền Bà Triệu gọi là kiệu Bà. Người khiêng kiệu phải là trai, gái thanh tân. Kiệu Ông, kiệu Bà đều được rước về trung tâm sân vận động của địa phương để làm lễ tế thiên địa, thần linh và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi…
Phần Hội:
Phần hội có các trò chơi như cờ người, đua thuyền, hát ví, bài điếm, chọi gà. Ngày nay, tham gia lễ hội đền Nưa còn có các hoạt động văn nghệ, thể thao, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, chọi gà…
Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên thu hút sự quan tâm của du khách thập phương, nhân dân tại Thanh Hóa. Lễ hội Đền Nưa là hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau.
Đăng lần đầu: July 3, 2023 @ 9:50 am
Discussion about this post