Lễ hội Truyền thống Xuân Phả Thanh Hóa là một trong những sự kiện lễ hội truyền thống quan trọng tại Việt Nam. Xuân Phả được xem là một ngày lễ quan trọng trong truyền thống tại Thanh Hoá. Lễ hội diễn ra nhằm mục đích tri ân công ơn và những vị thần trong khu vực huyện Thọ Xuân, cầu mong một năm mới may mắn, an lành và bình yên cho cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là dịp để người dân trong vùng gặp gỡ, trò chuyện, cùng nhau tham gia vào các hoạt động văn hóa và giải trí truyền thống.
Thời gian tổ chức lễ hội Xuân Phả – Thanh Hoá là khi nào?
Theo truyền thống, Lễ hội Xuân Phả diễn ra mùng 10 đến 12 tháng Hai âm lịch vào tiết Thanh Minh hàng năm. Lễ hội sẽ được diễn ra tại các di tích đình làng Nghè Xuân Phả (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá).
Lễ hội là sự tổng hòa của các hoạt động: rước thánh thể, rước văn, rước sắc. Đến ngày chính thức của lễ hội, từ mọi nẻo đường, du khách gần xa sẽ tận mắt chứng kiến cảnh người người, già trẻ, gái trai, mặc những bộ quần áo đẹp nhất, cùng nô nức đổ về sân nghè để tham gia lễ hội Xuân Phả. Không khí lễ hội Xuân Phả với âm thanh vang rộn của tiếng trống, tiếng nhạc, chia thành từng đoàn lộng lẫy cờ – lọng, rước kiệu, rước cỗ về sân tế.
Lễ hội Xuân Phả – Thanh Hoá gắn với truyền thuyết trong lịch sử
Lễ hội làng Xuân Phả được tổ chức với mục đích tưởng nhớ công lao của vị những người có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.
Lễ hội Xuân Phả là hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống thường niên của dân làng. Xuyên suốt lễ hội sẽ bao gồm các trò diễn và trò chơi dân gian độc đáo như: lễ tiên hiền, rước văn, rước sắc, hội thi làm cỗ, lễ tế Thành Hoàng…
Điểm nổi bật của lễ hội Xuân Phả là sở hữu những điệu múa dân gian đặc sắc. Đặc biệt, tháng 9/2016, trò Xuân Phả được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Lễ hội truyền thống làng Xuân Phả là niềm tự hào của nhân dân tại Thọ Xuân nói riêng và của xứ Thanh nói chung. Lễ hội thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào tự tôn, tinh thần đoàn kết và bản sắc văn hóa dân tộc.
Giới thiệu Xuân Phả – Trò diễn độc nhất xứ Thanh
Trò Xuân Phả là hoạt động độc đáo trong văn hoá truyền thống của người dân xứ Thanh. Đây là di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc Gia và trở thành viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc tại xứ Thanh.
Trong lễ hội Xuân Phả, các vũ công nam có những động tác thể hiện “trong nhu có cương, trong cương có nhu”, đội hình múa, tôn vinh văn hóa lúa nước, sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Bên cạnh đó, người diễn trò Xuân Phả còn phải dùng mặt nạ, đó là điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung. Khi đã hóa trang, vào vai rồi thì không ai nhận ra ai được nữa, thể hiện tính đoàn kết, cùng nhau làm ăn lao động sản xuất, tham gia vào các hoạt động thuộc phạm trù của Lễ hội… Điển hình, điệu múa Hoa Lang người múa dùng đạo cụ, múa những động tác thể hiện sự vui mừng khi cùng nhau hòa mình vào lễ hội. Sự thú vị và hấp dẫn bằng cách sử dụng những bài chèo thể hiện cuộc sống, làm ăn kiếm sống bằng đường sông nước. Hay điệu Lục Hồn Nhung là sự tái hiện cuộc sống sinh hoạt của các gia đình Việt Nam, bao gồm các thế hệ như bà cố, có mẹ và có con… nhằm bảo ban con cháu phải biết sống kính trên, nhường dưới, đoàn kết trong gia đình.
Với những giá trị đặc sắc, độc đáo, trò Xuân Phả đã vượt khỏi không gian làng quê xứ Thanh để tham gia các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước như: Lễ hội chào thiên niên kỷ mới (năm 2000), Festival Huế, Lễ hội Lam Kinh, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Năm Du lịch Quốc gia 2015 – Thanh Hóa… Đó là những minh chứng cho những bước đi vững chắc đó, trò Xuân Phả sẽ trường tồn mãi với thời gian.
Trò Xuân Phả được nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia năm 2016. Đây không chỉ là niềm vui khôn xiết của người dân Thọ Xuân nói riêng mà còn là niềm vinh dự, tự hào chung của toàn thể nhân dân Thanh Hóa. Nếu có dịp ghé thăm Thanh Hoá vào các Tháng 2 âm lịch, bạn hãy thử một lần hoà vào dòng người, cùng tham gia vào các hoạt động xuyên suốt lễ hội Xuân Phả để cảm nhận không khí độc lạ, mang nét đặc trưng trong văn hoá của nhân dân xứ Thanh.
Đăng lần đầu: July 13, 2023 @ 4:47 am
Discussion about this post